Apr 15, 2013

Suy nghĩ về việc thờ cúng tín ngưỡng

Bài viết về mấy suy nghĩ về việc thờ cúng, tín ngưỡng ở các làng xã và các khu đô thị của đồng bằng Bắc Bộ.


Ta thường nói nước ta Tam giáo (Nho, Đạo, Thích) hòa hợp hay Tam giáo đồng lưu. Trong một làng thường có Chùa thờ Phật; có Đình thờ Thành Hoàng; có Điện thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần; … Làng có nhiều người đỗ đạt thì có thêm Văn chỉ thờ Khổng Tử. 
Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhiều nơi có thêm nhà thờ các anh hùng liệt sỹ.

1. Chùa th Pht: (hay đo Thích) là rõ nét nht, th đc Thích Ca Mu Ni – Pht t sáng lp ra Đo Pht và các B Tát, La Hán, … chùa có Sư tr trì, nhân dân, nht là các bà, tun rm đến l, bái, tng kinh, nim Pht; c nước có Hi Pht giáo, có giáo lý phong phú, có t chc rõ ràng. Thường t chc các l Vu Lan, l Nhương Tinh gii hn, …

2. Đình thờ Thành Hoàng: thì không thống nhất, nơi thờ Thiên thần, nơi thờ Nhân thần, phần lớn là các vị có công lao rất lớn đối với nhân dân, đất nước, cá biệt có những thần sự tích mơ hồ (thậm chí không chính đáng!). Đình làng thường là nơi hội họp các cụ để bàn công việc của làng, xã. Đình cũng là nơi tổ chức lễ hội, hát chèo, ca trù, …

3. Văn chỉ (thường các làng có nhiều người đỗ đạt mới có): thờ Đức Khổng Tử, Tiên sư đạo Nho, thường có Văn Trinh Công phối hưởng, có bia đá khắc tên những người thi đỗ Tiến sĩ, Cử nhân,… thời trước, và là nơi hội họp của những người học hành, đỗ đạt, hay có sinh hoạt thơ văn.

4. Đền, Từ, Miếu, Quán, Điện (tên gọi không thống nhất): gần như là đạo Giáo, ta gọi tắt là Đạo. Người xưa coi Lão Tử (sống cùng thời với Khổng Tử) là Tổ sư của Đạo Giáo, nhưng giáo lý không nhiều, các thế hệ kế tiếp không phát triển, các đại diện không rõ ràng. Ta hình dung như đạo tu tiên, nơi điện thờ cũng không thống nhất, mỗi nơi một khác, thờ lẫn cả Văn Xương Đế Quân, Đức Thánh Trần, Quan Công, … và nhiều điện thờ Mẫu Liễu Hạnh. Trước đây là nơi hay tổ chức Giáng bút, lên đồng, hát chầu văn,…

5. Nhà thờ Bác Hồ và các anh hùng liệt sỹ: nơi làm to hơn, nơi làm nhỏ hơn, nơi có nhà bia liệt sỹ, nơi có nghĩa trang. Cá biệt có những nơi đặt cả bàn thờ bác Hồ và bia liệt sỹ ở Đình.

Tôi thiển nghĩ:

Việc quản lý xã hội cần phải làm song song cả hai mặt: Chính sách pháp luật và Tình cảm tâm linh. Một khu dân cư (các làng xã hay các khu đô thị mới) khoảng trên dưới 1 vạn người mà xây dựng cả 5 nơi thờ tự riêng biệt thì rất tốn kém, nên chăng ta xây dựng một Khu Tín ngưỡng tâm linh, có thể chia thành 5 gian lớn như sau:

1. Gian thờ Phật: chỉ nên làm một pho tượng đức Thích Ca, tiếp hàng dưới là 3 pho tượng Trúc Lâm tam tổ, biểu tượng của Phật giáo Việt Nam.

2. Gian bên phải (từ ngoài nhìn vào) thờ 4 vị: Thánh Gióng, Thánh Tản, Thánh Chử và Tiên Dung, Thánh Mẫu, là những vị thần huyền thoại Tứ BấtTử của nước ta.
  • Thánh Gióng: tượng trưng cho tình yêu đất nước, chống ngoại xâm, bảo vệ Độc lập dân tộc.
  • Thánh Tản: tượng trưng cho tình yêu đồng bào, chống thiên tai, bảo vệ Hạnh phúc dân sinh.
  • Thánh Mẫu: tượng trưng cho tình yêu thiên nhiên, chống phá hoại, mở mang Văn minh dân trí.

3. Tiếp gian bên phải: thờ Đức Khổng Tử, hàng dưới là Văn Trinh Công là Vạn thế sư biểu Việt Nam.

4. Gian bên trái thờ Thành Hoàng làng (nếu đã thờ từ trước), nếu chưa có, ta nên thờ các vị Anh hùng cứu quốc nước ta có công tích cực kỳ lớn lao với dân, với nước như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Nguyễn Quang Trung, …

5. Gian tiếp theo bên trái: thờ Bác Hồ và các anh hùng liệt sỹ.

Nội dung hoạt động:

1. Gian thờ Phật: là nơi hoạt động của Chi hội Phật giáo. Ngày tuần rằm, mùng một, ngày Lễ Phật nên có những buổi thuyết giảng giáo lý. Nên xen kẽ dạy ngồi thiền, khí công, dưỡng sinh, xoa bóp, hay dạy làm các bài thuốc dân tộc chữa bệnh cho các đối tượng khác nhau, cho người khuyết tật, nghèo khó,… dạy chữ Hán, Nôm.

2. Gian thờ Tứ Bất Tử: là nơi hoạt động của chi hội văn nghệ dân gian, văn hóa dân tộc. Những ngày cuối tuần, luân phiên với các gian thờ khác, nói chuyện chuyên đề về tôn giáo, tín ngưỡng, thờ cúng, lễ hội,…

3. Gian thờ Khổng Tử: là nơi hoạt động của các chi hội Giáo chức, Văn học, Nghệ thuật, Khuyến học, CLB thơ văn,… tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về xây dựng xã hội học tập.

4. Gian thờ Thành Hoàng: là nơi hoạt động của các chi hội Lịch sử, hội làng nghề, hội người cao tuổi,… tổ chức nói chuyện chuyên đề đẩy mạnh phát huy truyền thống, phát triển khoa học công nghệ…

5. Gian thờ Bác Hồ và các Liệt sỹ: là nơi hoạt động của ban tư tưởng, hội cựu chiến binh, …   tổ chức nói chuyện học tập truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, tận hiếu với dân, tận trung với nước, cần kiệm liêm chính…

Hướng tới:

  • Nhà nước ta nên thống kê các nơi thờ tự công cộng, phân biệt rõ các vị thần của Việt Nam, của nước ngoài, Thiên thần, Nhân thần. thần có sự tích rõ ràng và có sự tích mơ hồ, thần có công tích lớn lao và thần có sự tích không chính đáng. Có thể quyết định bãi bỏ những nơi thờ tự không hợp đạo lý.
  • Nhà nước cũng nên thống kê các tôn giáo: phân loại trong nước, nước ngoài du nhập vào. Tóm tắt các giáo lý cơ bản, chủ yếu của từng tôn giáo, phân biệt giáo lý cực đoan, phi lý, có hại đến đời sống, sức khỏe nhân dân – đạo lý dân tộc, đến tình đoàn kết cộng đồng thì nên có hướng bài trừ.
  • Nhà nước ta có nên chăng tôn Phật giáo làm Quốc đạo; Đạo Phật đã đồng hành từ rất xa xưa với toàn dân tộc dựng nước và giữ nước. Đặc biệt có Thiền giáo Trúc Lâm biểu tượng cho Phật giáo Việt Nam. Triết lý của Đạo Phật có thể coi là rất cận chân lý, xuất thế nhập thế đều vận dụng được, thực tế lịch sử đã chứng minh sự đóng góp rất tích cực của Phật Giáo trong cả quá trình lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc.

Trong bài viết này, tôi chưa đề cập đến thờ cúng gia tiên ở gia đình và tổ tiên ở các nhà thờ họ.

Tôi không có được đầy đủ thông tin, trình độ lại hạn hẹp, chỉ xin viết lên những suy nghĩ ban đầu về việc thờ cúng và tín ngưỡng ở làng xã và các khu đô thị của đồng bằng Bắc Bộ. Có thể còn sơ lược và nhiều điều chưa thật chính xác.

Rất mong bạn đọc chỉ giáo!

Viết xong ngày 01 tháng 10 năm 2008, tại Hà Nội.

Đỗ Quang Liên
(thuộc hội cựu giáo chức Việt Nam)


No comments:

Post a Comment