Tác giả: Lê Thánh Tông 黎聖宗
醉中偶成
迷心豈止言其百
割肉何如語出三
不使田巴逢鲁子
安能易業閉高談
Mê tâm khởi chỉ ngôn kỳ bách
Cát nhục hà như ngữ xuất tam
Bất
sử điền ba phùng lỗ tử
An năng dịch nghiệp bế cao đàm
Dịch nghĩa:
Trong lúc
say rượu ngẫu hứng làm thơ
Khi lòng mê say, há chỉ nói kỳ hạn là một trăm
ngày,
Cắt thịt, cớ sao còn nói ba điều nữa;
Giá đừng để cho Điền Ba gặp Lỗ tử,
Thì đâu ông ta thay đổi nghề nghiệp, đóng cửa không bàn những chuyện cao khoát.
Dịch thơ:
I
Mê say, kỳ hạn chỉ đâu trăm,
Cắt thịt, ba câu lại
được khen;
Không khiến Điền Ba gần Lỗ Tử,
Sao thay đổi nghiệp, bỏ cao đàm.
Đỗ
Quang Liên
II
Say rồi, còn nói trăm ngày,
Cắt thịt, còn bảo việc này có ba;
Lỗ Tử
không gặp Điền Ba,
Thì đâu hết chuyện bàn xa, bàn gần.
Hải Anh
Chú thích:
- Trần Tuân suốt ngày say rượu, bỏ việc quan. Có
người khuyên, ông nói: “Ta có thể mười ngày mới xét việc một lần, chứ không thể
một ngày không rượu”. Quan trên khiển trách, ông nói: “Ta có thể trăm ngày mới
xét việc một lần, chứ không thể một ngày không rượu”.
- Đông Phương Sóc một hôm về
sớm chưa có lệnh vua, tự tiện cắt thịt vua định thưởng cho các quan, đem về.
Vua khiển trách, Sóc trình bày ba điều: “Rút kiếm cắt thịt, có hành động nào
hùng tráng bằng! Cắt thịt không nhiều, có gì liêm khiết bằng! Cắt thịt đem về
cho vợ, có gì nhân nghĩa bằng”. Vua phì cười, khen thưởng cho 100 cân thịt.
- Điền
Ba, biện sỹ nước tề, thường ngồi dưới gốc hòe cao đàm khoát luận, ai tranh luận
đều bị bẻ gãy. Đệ tử của Lỗ Trọng Liên là Từ Kiếp, mới 12 tuổi, đi qua nói với
Điền Ba rằng: “Lời tiên sinh tựa tiếng nhạc trong thành bay ra mà mọi người vẫn
ghét, xin ngài chớ nói nữa”. Từ đó Điền Ba thôi không cao đàm nữa.
No comments:
Post a Comment