Tác giả: Trần Mạnh 陳奣
挽觀圓惠忍國師
夕陽樹下暫維舟
歷歷江山記舊遊
攜履西歸何處問
大龍港口水空流
Tịch dương thụ hạ tạm duy chu
Lịch lịch giang sơn ký cựu du
Huề
lý tây quy hà xứ vấn
Đại long cảng khẩu thuỷ không lưu
Dịch nghĩa:
Viếng quốc sư Huệ Nhẫn ở chùa Quán Viên
Chiều
tà, tạm buộc thuyền dưới cây,
Non sông vẫn còn đó, nhớ cuộc chơi cũ;
Người đã
mang dép về Tây Thiên, biết đâu mà hỏi,
Cửa khẩu Đại Long nước những trôi hoài.
Dịch thơ:
I
Cây chiều rủ bóng buộc thuyền thoi,
Đây cảnh năm
nào đã ghé chơi;
Dép trẩy Tây Thiên, mờ mịt dấu,
Đại Long nước cứ lững lờ trôi.
Đào
Phương Bình - Nam Trân
II
Chiều tà, thuyền buộc gốc cây,
Non sông vẫn cũ nhớ ngày
chơi xưa;
Về Tây, cầm dép – đâu dò?
Đại Long dòng nhánh nước lờ lững trôi.
Đỗ
Quang Liên
Chú thích:
- Chùa Quán Viên: có lẽ thuộc huyện An Hòa.
- Cửa Đại
Long: theo Việt âm thi tập, thì núi Đại Long thuộc huyện An Hào. Sách Đại Nam
nhất thống chí cho biết: An Hòa là tên huyện do bọn thống trị nhà Minh đặt, vốn
tên là Yên Hưng, thuộc lộ Hải Đông, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.
- Xách dép về Tây:
Bồ Đề Đạt Ma, tổ thứ 18 đạo Phật bên Ấn Độ và là tổ thứ nhất phái Thiền Tông
Trung Hoa, mất năm 528, thi hài chôn ở núi Hùng Nhĩ. Khi Tống Vân phụng mệnh
vua Ngụy đi sứ Tây Vực về, thấy Đạt ma xách chiếc dép đi về phía Tây. Vân về
tâu với vua, vua Ngụy sai mở quan ra xem thì chỉ còn một chiếc dép.
No comments:
Post a Comment