Tác giả: Trần Anh Tông 陳英宗
東山寺
風搖解虎秋蟬逈
月瀉軍持夜澗寒
休向五臺勞夢寐
看來天下幾東山
Phong dao giải hổ thu thiền quýnh
Nguyệt tả quân trì dạ giản
hàn
Hưu hướng ngũ đài lao mộng mị
Khan lai thiên hạ kỷ đông san
Dịch nghĩa:
Chùa Đông Sơn
Gió lay gậy thần tích, tiếng ve
mùa thu im ắng,
Trăng tãi ánh sáng xuống bình nước, dòng suối ban đêm lạnh lẽo;
Dừng nhọc lòng mơ tưởng đến núi Ngũ Đài làm gì,
Xem trong thiên hạ được mấy cảnh
Đông Sơn?
Dịch thơ:
I
Gió lay thiền trượng ve im tiếng,
Trăng chảy
trong bình, suối lạnh hơn;
Mơ ước Ngũ Đài chi nữa nhỉ,
Trên đời hồ dễ mấy Đông
Sơn.
Huệ Chi
II
Gậy thiền, gió động, ve im,
Nước bình trăng dãi suối đêm lạnh
lùng;
Ngũ Đài mơ mộng nhọc công,
Dưới trời hồ dễ mấy vùng Đông Sơn?
Đỗ Quang
Liên
Chú thích:
- Đông Sơn: chùa làm từ thời Lý trên núi Chương,
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, là danh thắng nước ta.
- Gậy Thần tích, nguyên văn
là “Giải hổ”, theo điển tích theo Cao tăng truyện: xưa thiền sư nước Tề là Tăng
Trù thấy hai con hổ đánh nhau, lấy gậy thần tích gỡ chúng ra, từ đấy gậy thần
tích được mệnh danh là giải hổ.
- Bình nước, nguyên văn là “Quân trì” phiên âm
từ tiếng Phạn, nghĩa là bình đựng nước của các nhà sư mang theo khi đi xa để
uống hay rửa tay.
- Ngũ Đài là dãy núi 5 ngọn rất cao, ở Đông Bắc huyện Ngũ
Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment